Sống / Nội thất

Sự hồi sinh mạnh mẽ của nội thất mây: Vẻ đẹp bền vững, vượt thời gian

Aug 04, 2020 | By Trang Ps

Với ý tưởng sáng tạo và đột phá, một số nhà thiết kế, kiến trúc sư đã mang đến cho mây số phận khác biệt trong lĩnh vực thiết kế và trang trí nội thất.

Original design armchair - PEACOCK - Kenneth Cobonpue - rattan ...

Ghế peacock của Kenneth Cobonpue.

Mây vẫn luôn là loại cây phổ biến, bền vững và được sử dụng để phát triển thành các sản phẩm hữu ích trong suốt hàng trăm năm qua. Thời gian gần đây, một số nhà thiết kế đã đưa nội thất mây lên một tầm cao hơn, đánh dấu sự hồi sinh ngoạn mục.

Sự hồi sinh mạnh mẽ của nội thất mây

Patrick Keane có trụ sở ở Thái Lan là kiến ​​trúc sư người Úc đứng sau Enter dự án. Ảnh: Jesse Cotteril

Patrick Keane có trụ sở ở Thái Lan là kiến ​​trúc sư người Úc đứng sau dự án Enter.

Patrick Keane, kiến trúc sư người Úc đang làm việc ở Thái Lan, chia sẻ: “Thiết kế eco-chic đang là khái niệm xa xỉ mới. Con người ngày càng khao khát trở về với thiên nhiên. Đây là một phong trào, và sẽ là một xu thế bền vững. Xã hội ngày càng nhận thức rõ hơn về mối nguy hiểm của đồ nhựa (phát ra khí ăn mòn da trong suốt quãng đời của nó) cũng như nguyên nhân suy thoái môi trường mà chất liệu này gây ra.”

Mây là một loài cây tái tạo tự nhiên và là một sản phẩm hoàn toàn bền vững. Nó mọc lên như cỏ nhưng có tuổi thọ lâu dài. Kết hợp giữa nghề dệt truyền thống, công nghệ 3D cũng như thực hành kiến trúc trong dự án Enter Projects, ông đang bắt tay hợp tác với Project Rattan Asia để cho ra đời những thiết kế mây đương đại linh hoạt, có tính ứng dụng cao.

Tham gia các dự án đã tạo ra nội thất mây bespoke cho Vikasa Bangkok, một cơ sở yoga ở Thái Lan. Ảnh: Edmund Sumner

Dự án Rattan Asia ra đời từ đại dịch Covid-19. Năm ngoái, Enter Projects cũng hợp tác với hai nhà máy dệt địa phương để tạo ra nội thất mây bespoke cho hai dự án thương mại lớn: Vikasa Bangkok (một cơ sở yoga mở cửa từ tháng 1/2020) và Spice And Barley (một nhà máy bia thủ công ở thủ đô Thái Lan).

Khi dịch bệnh tấn công “Xứ sở chùa Vàng”, nhằm hỗ trợ các nhà máy của nghệ nhân tránh rơi vào tình trạng đóng cửa, Keane và nhóm của ông đã thiết kế một bộ sưu tập nội thất đương đại do các nghệ nhân thực hiện. Sau đó, ông bắt đầu tiếp thị các sản phẩm thủ công này cho các khách sạn, doanh nghiệp, nhà ở dân cư. Số tiền từ doanh số bán hàng trả trực tiếp về các nhà sản xuất.

“Flying Saucer Chair” attributed to Kowloon Rattan Ware Co., designed 1954. Photo: M+, Hong Kong

Flying Saucer Chair” của Kowloon Rattan Ware Co.

Keane chia sẻ: “Các nghệ nhân ở đây có tay nghề thành thạo và lão luyện. Chúng tôi chỉ là cầu nối nâng tầm sản phẩm của họ về mặt thương mại. Và điều đó hoàn toàn xứng đáng vì những thiết kế này là sự thay thế hoàn hảo cho đồ nhựa, vinyl và veneer ở các khu nghỉ dưỡng, khách sạn.” Sau một thời gian, Phuket, Bangkok hay một số thị trường lớn khác ở Thái Lan đã đón nhận và tiềm năng của thiết kế mây ngày càng rộng mở.

Reddie đã lấp đầy nhiều đơn đặt hàng cho bàn làm việc được trang trí bằng mây.

Nội thất Reddie.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, cặp vợ chồng người Úc Caroline và Andrew Olah (sở hữu thương hiệu nội thất Reddie ở Hong Kong) cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng nội thất mây. Caroline đồng ý rằng xu hướng mây hiện tại đến từ thái độ tiêu dùng sinh thái của con người. Và trong quan điểm này, mây luôn thắng vì không bao giờ lỗi mốt.

Keneth Cobonpue, nhà thiết kế nổi tiếng người Philippines, cũng tạo ra những món đồ thời trang bằng mây và luôn luôn nhấn mạnh giá trị đơn giản, vượt thời gian của chất liệu này. Ông cũng lưu ý thêm rằng tại hội chợ thương mại Milan năm nay, hầu hết các nhà sản xuất đều có một chiếc ghế mây như một điểm nhấn cho thiết kế của thương hiệu. Phần lớn thiết kế trên thị trường hiện nay là phiên bản đồ nội thất mây cổ điển, dệt thành hình tròn truyền thống hoặc “café silhouetee” cổ điển.

Bàn bên keo của Kenneth Cobonpue.

Thiết kế bàn của Kenneth Cobonpue.

Dù vậy, các nhà máy sản xuất mây đang biến mất trên khắp thế giới: chỉ còn một số ở Ý và một ở Đức. Trong khi đó, đồ nội thất mây giá thấp và sản xuất đại trà thường ở Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc. Các thiết kế tinh tế hơn thường đến từ Thái Lan và Philippines.

Sức hấp dẫn bền bỉ của mây đang được khơi gợi lại và thể hiện rõ ràng ở những thiết kế nội thất tinh tế, sang trọng và đương đại. Những nhà sáng tạo tương lai đang thử nghiệm nhiều hơn với chất liệu này và hứa hẹn những sản phẩm mây vừa thẩm mỹ vừa có tính ứng dụng cao sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

scmp


 
Back to top