Sống / Rượu

Kỹ nghệ Pháp lam Huế và sự hồi sinh cùng phiên bản whisky giới hạn

Oct 30, 2020 | By Hai Yen

Có xuất xứ từ thời Vua Minh Mạng, Pháp Lam, từ một kỹ nghệ bị thất truyền, giờ đây đã được hồi sinh đầy sống động và ghi đậm dấu ấn trên kiệt tác whisky phiên bản cực kỳ giới hạn John Walker & Sons XR 21 Năm tuổi.

Pháp Lam (biến âm từ chữ falang của Trung Quốc) là tên gọi của kỹ thuật tráng men nhiều màu lên vật cốt làm bằng kim loại. Trên thực tế, kỹ nghệ này có xuất xứ từ Trung Quốc, phát triển rực rỡ tại Việt Nam vào thế kỷ 13-18, sau khi vua Minh Mạng cử các nghệ nhân sang Trung Quốc học nghề.

Tại Việt Nam, sản phẩm Pháp lam chủ yếu được tìm thấy ở ba loại hình chính: thiết kế ngoại thất, thiết kế nội thất và các đồ tự khí, và đồ trang trí gia dụng. Do kích thước lớn nên pháp lam Huế không đi vào tinh xảo chi tiết như Pháp lam Trung Quốc hay Châu Âu mà chú trọng đến mảng khối màu sắc. Những mảng màu rực rỡ tương phản nhau tạo nên ấn tượng mỹ thuật riêng chỉ có ở Pháp lam Huế. So với các tác phẩm mỹ thuật khác xuất hiện vào thế kỷ 19, cách dùng màu của Pháp Lam được các chuyên gia đánh giá là khá khác biệt, mang đậm tính đương đại.

Pháp Lam triều Đồng Khánh (1885 – 1889)

So với các tác phẩm mỹ thuật khác xuất hiện vào thế kỷ 19, cách dùng màu của Pháp Lam được các chuyên gia đánh giá là khá khác biệt, mang đậm tính đương đại.

Với vẻ đẹp sang trọng, quý phái đòi hỏi tay nghề điêu luyện trong nhiều kỹ thuật truyền thống khác nhau nên Pháp Lam lúc bấy giờ rất được yêu thích. Vào thời Vua Minh Mạng, Pháp Lam được sử dụng rộng rãi trên những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc. Các phẩm vật Pháp Lam vẫn được xem là một báu vật quý hiếm, được đặt ở những nơi uy nghiêm, trang trọng như cung điện, tôn miếu, lăng tẩm, như cấu trúc tại Hoàng thành, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, chùa Thiên Mụ… Giờ đây, đồ Pháp Lam vẫn còn được trưng bày trong bảo tàng, đại diện cho nền nghệ thuật đặc sắc của triều Nguyễn một thời.

Pháp Lam được sử dụng phổ biến trong các đền đài và lăng tẩm ở Huế

Cuộc hồi sinh ngoạn mục

Là một kỹ nghệ chứa đựng nhiều kỹ thuật truyền thống khác nhau như nghề chế tác kim loại (gò đồng, đúc đồng, kim hoàn…), nghề chế tạo men (silica, thủy tinh, men gốm sứ…), mỹ thuật (phương pháp vẽ), kỹ thuật nung đốt, điều khiển nhiệt… nên việc phục sinh kỹ nghệ Pháp Lam là điều không đơn giản, đòi hỏi người phục chế phải nghiên cứu kỹ thuật của hầu hết các kỹ thuật liên quan.

Pháp Lam trên cơi đựng trầu

Trong đó, khó nhất là chế tạo được loại men Pháp lam đặc thù, với khả năng bám dính tốt với kim loại, có độ nóng chảy thấp hơn kim loại, và có độ co giãn tương đồng với kim loại. Tiếp đến là phải chế tạo được màu sắc men phục chế giống với bài men cổ. Một yếu tố liên quan nữa là ý nghĩa của các tác phẩm cổ. Lĩnh vực này liên quan đến văn hóa truyền thống, cần một đội ngũ chuyên môn nghiên cứu sâu về vấn đề này.

Năm 1996, sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý, Đại học Tổng hợp Khoa học Huế, anh Đỗ Hữu Triết có dịp công tác tại Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế do UNESCO tài trợ. Được tiếp xúc với các mẫu trang trí của dòng pháp lam ở Đại nội, lăng tẩm vua triều Nguyễn, anh Triết bị cuốn hút bởi hình vẽ trang trí bắt mắt, và bắt đầu nhen nhóm ý định khôi phục công nghệ làm pháp lam đã thất truyền. Sau rất nhiều thử nghiệm pha chế trong thời gian hơn 10 năm, năm 2005, anh làm luận án thạc sĩ với đề tài “Phục dựng Pháp Lam Huế”, trong đó thể hiện nhiều bí quyết để phục chế các tác phẩm Pháp Lam cổ.

Nghệ nhân Đỗ Hữu Triết bên các tác phẩm Pháp Lam

Đề tài được đánh giá cao khi mở ra tiềm năng phục hồi các công trình di tích có sử dụng nghệ thuật trang trí Pháp Lam. Anh Triết sau đó đã lập xưởng phục chế nhằm hồi sinh nghề Pháp Lam Huế. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng anh và cộng sự đã cho ra đời những sả phẩm đầu tiên. Đến nay, xưởng Pháp Lam của anh Triết lại đường cổ Chi Lăng vẫn là nơi hàng ngày cho ra đời những tác phẩm Pháp Lam tinh xảo, gói ghém cả tinh hoa nghệ thuật của triều Nguyễn một thời.

John Walker & Sons XR 21 Năm tuổi phiên bản Pháp Lam: Cuộc hội tụ tinh hoa

Năm 2020, nghệ thuật Pháp Lam Huế tiếp tục có bước ngoặt khác khi nghệ nhân Đỗ Hữu Triết kết hợp cùng thương hiệu whisky trứ danh từ Scotland, để cho ra đời tuyệt phẩm whisky John Walker & Sons XR™ 21 Năm tuổi phiên bản Pháp Lam giới hạn. Là kiệt tác vinh danh huyền thoại Alexander Walker Đệ Nhị được trao tặng tước hiệu Hiệp Sĩ, John Walker & Sons XR™ 21 Năm tuổi sở hữu chất vị thượng phẩm được phối trộn thủ công, chắt chiu từ những dòng whisky cực quý hiếm, ủ ít nhất 21 năm và vinh dự mang dấu ấn Hoàng Gia Anh.

Mối hợp tác cũng đánh dấu lần đầu tiên di sản Whisky Scotland quý báu lần kết hợp nhuần nhuyễn cùng nghệ thuật Pháp Lam Cung Đình Huế, là kiệt tác nghệ thuật độc đáo và vinh danh sự giao thoa của nghệ thuật chế tác phương Đông và phương Tây. Kết quả là lớp vỏ bọc lộng lẫy và quý giá được làm từ bạc tráng men tinh xảo bên ngoài chai rượu quý, tạo nên ấn tượng xa xỉ, sang trọng, tựa như những phẩm vật được dùng để trang trí trong các nghi lễ trang trọng của Hoàng triều Huế.

Năm 2020, nghệ thuật Pháp Lam Huế tiếp tục có bước ngoặt khác khi nghệ nhân Đỗ Hữu Triết kết hợp cùng thương hiệu whisky trứ danh từ Scotland, để cho ra đời tuyệt phẩm whisky John Walker & Sons XR™ 21 Năm tuổi phiên bản Pháp Lam giới hạn.

Vì đòi hỏi kỹ nghệ chế tác thượng thừa nên phiên bản này chỉ có duy nhất 03 mẫu giới hạn, với hình ảnh phượng hoàng tung cánh biểu trưng cho điềm lành phú quý, là món quà trân quý thay lời chúc thịnh vượng thăng hoa. Hương vị tinh túy song hành cùng kỹ nghệ chế tác truyền thống, đẳng cấp thượng hạng của kiệt tác John Walker & Sons XR™ 21 Năm tuổi phiên bản Pháp lam giới hạn đã được chứng thực rõ nét hơn bao giờ hết.

 


 
Back to top