BUSINESS OF LUXURY

Chiến tranh và du thuyền

Mar 31, 2022 | By Ton Binh

Với cuộc chiến vẫn chưa hạ nhiệt ở Ukraine và chính phủ các nước đang áp đặt ra các lệnh trừng phạt nặng nề đối với các công ty và giới tài phiệt Nga, người ta đang đặt ra câu hỏi liệu chiến tranh sẽ tác động như thế nào đến ngành công nghiệp du thuyền. Khi nhiều thủy thủ đoàn đã bị thay thế và chuỗi cung ứng đang chịu áp lực, đâu là những thiệt hại hơn nữa có thể xảy ra đối với ngành công nghiệp này?

Chủ sở hữu người Nga chiếm 9% tổng số du thuyền vào năm 2021, khiến họ trở thành quốc gia có nhiều chủ nhân siêu du thuyền lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Trong khi ở Đông Âu, bao gồm cả người Nga và người Ukraine, con số này là 18%. Chủ sở hữu Nga của những du thuyền đóng mới cũng chiếm vị trí thứ hai, với 13,2% thị phần siêu du thuyền đóng mới trên 40m trong giai đoạn 2021-2025 (theo SYT iQ). Trưởng bộ phận thông tin thị trường của SYT cho biết vào năm 2021: “Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh vẫn là những quốc gia có thị phần quan trọng nhất đối với siêu du thuyền trên 40m” và điều này sẽ rõ ràng hơn khi xem xét tác động có thể xảy ra của cuộc chiến đối với ngành công nghiệp du thuyền thế giới.

Với 9% thị phần và một số siêu du thuyền lớn nhất thế giới (14,7% vào năm 2021), rõ ràng đóng góp về tài chính của họ cho ngành là đáng kể, đặc biệt là đối với các nhà máy đóng tàu Bắc Âu. Khi các biện pháp trừng phạt khác được đưa ra, liệu họ có thể tiếp tục đóng các du thuyền sắp ra mắt trong những năm tới không? Nếu không, liệu chúng ta có thấy một số chiếc dài hơn 60 mét đã hoàn thành một phần quay trở lại thị trường sau giống như sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không? Ở đây cũng có một câu hỏi đạo đức về việc liệu các công ty đóng tàu có chọn tiếp tục công việc của họ với các chủ tàu người Nga hay không.

Nhưng nó không chỉ ảnh hưởng tới các du thuyền đóng mới. Khi các du thuyền chuẩn bị quay trở lại biển trong những tháng tới trước mùa nước vùng Địa Trung Hải, một số người đang suy đoán rằng các cảng sửa chữa sẽ chịu gánh nặng vì những chiếc du thuyền chưa được trả tiền sửa chữa. Cho đến hôm nay, một số du thuyền lớn nhất thế giới của Nga đang đậu tại các bến cảng và nhà máy đóng tàu trên Địa Trung Hải và những câu hỏi về khả năng bị tịch thu của chúng tiếp tục làm dấy lên lo ngại.

Các nhà môi giới cũng lo ngại về tác động trực tiếp mà điều này có thể gây ra đối với thị trường nói chung và liệu sự không chắc chắn về nền kinh tế thế giới có khiến các chủ sở hữu tiềm năng thận trọng hơn khi đầu tư vào siêu du thuyền hay không.

Các biện pháp trừng phạt và tác động đến ngành du thuyền thế giới

Trong khi danh sách và mức độ nghiêm khắc của các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang thay đổi, các quốc gia trong NATO và EU, cũng như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Australia và Đài Loan, đều đã ra lệnh trừng phạt Nga. Trong số các biện pháp nghiêm khắc nhất là lệnh cấm các ngân hàng Nga tham gia vào mạng lưới thanh toán SWIFT. Hệ quả là thị trường chứng khoán và tiền tệ của Nga đã giảm mạnh, với đồng Rúp giảm hơn 30% giá trị.

Ngoài ra, nhiều quốc gia đang đóng băng khối tài sản của các công ty thuộc sở hữu của Nga và các nhà tài phiệt nước này. Nhà Trắng đã tuyên bố trên Twitter rằng họ sẽ “khởi động một lực lượng đặc biệt để xác định, truy lùng và phong tỏa tài sản của các công ty và nhà tài phiệt Nga – du thuyền, biệt thự và bất kỳ tài sản bất chính nào mà họ có thể tìm thấy và đóng băng theo luật”. Do đó, nhiều siêu du thuyền thuộc sở hữu của Nga đang rời khỏi vùng biển chanh chấp và hướng đến những địa điểm mà chúng ít có khả năng bị tác động hơn, bao gồm cả Maldives.

Khi những hành động này leo thang, chúng có thể tác động đến thị trường thuê tàu, nơi một số tàu thuộc sở hữu của Nga nằm trong số những du thuyền cho thuê được thèm muốn nhất trên thế giới. Một cuộc thảo luận hiện đang được thực hiện giữa các nhà môi giới là liệu các chủ sở hữu có đưa du thuyền vào cho thuê để trang trải chi phí cho thuyền viên hay không. Và liệu những người thuê tàu có muốn thuê du thuyền do người Nga sở hữu hay không là một câu hỏi khác.

Trên mặt đất

Các sự kiện gần đây đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng của các thủy thủ đoàn siêu du thuyền, nhiều người trong số họ đến từ Đông Âu và có thể có gia đình và bạn bè bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh. Chúng ta đã chứng kiến ​​một thuyền viên người Ukraine có hành động chống lại chủ tàu người Nga trong tuần này, anh ta cố tình mở các van để đánh chìm con tàu Lady Anastasia 47,73m . Ở những nơi khác đang xuất hiện những câu chuyện về du thuyền bị bỏ mặc bởi các thủy thủ đoàn.

Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra về cách tốt nhất để bảo vệ thủy thủ đoàn đang làm việc trên du thuyền của Nga và Ukraine trong trường hợp chủ sở hữu rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Viện Nautilus International, hiệp hội các thuyền viên, đang kêu gọi những nhân viên này nên liên lạc trong trường hợp các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với chủ tàu ảnh hưởng đến tiền lương của họ.

Ngoài các vấn đề thanh toán có thể xảy ra do các lệnh trừng phạt, nhiều khả năng thủy thủ đoàn từ khắp nơi trên thế giới sẽ không còn muốn làm việc trên các du thuyền thuộc sở hữu của Nga. Các nhóm Facebook dành riêng cho thủy thủ đoàn nói tiếng Nga đã tràn ngập thông điệp ủng hộ các đồng nghiệp Ukraine, nhưng cũng có các nhóm người Nga đang tìm công việc mới. Một nhóm trên Facebook có tên là “thủy thủ đoàn nói tiếng Nga” đã đóng cửa, với người sáng lập chia sẻ dòng trạng thái “Do những sự kiện gần đây, nhóm này sẽ không còn tồn tại nữa”.

Các cơ quan quản lý thủy thủ đoàn đã phàn nàn về việc thiếu các thuyền viên có kinh nghiệm; khả năng các du thuyền thuộc sở hữu của Nga sẽ gặp khó khăn lớn hơn trong việc tìm kiếm các thành viên thủy thủ đoàn làm dấy lên lo ngại về việc một số du thuyền còn có thể hoạt động được hay không. Vấn đề an toàn cũng đang được đặt ra và việc công bố nghề nghiệp của chủ sở hữu du thuyền, địa chỉ nhà và tên du thuyền cũng dường như thêm dầu vào lửa. Với hành vi phá hoại tài sản thuộc sở hữu Nga bắt đầu nhen nhóm, một số thành viên thủy thủ đoàn có thể gặp rủi ro.

Phòng trào bài xích Nga đang được chia sẻ rộng rãi trên toàn cầu và các tập đoàn quốc tế ngừng kinh doanh với Nga, các hãng khác đã bắt đầu tẩy chay các du thuyền thuộc sở hữu của Nga. Cũng có một xu hướng mới là các công ty từ chối phân phối nguồn cung cho các siêu du thuyền. Nếu đúng, điều này sẽ ảnh hưởng đến những du thuyền cho thuê vì chủ sở hữu và đội ngũ quản lý cố gắng sử dụng nó như một phương tiện để trang trải phần chi phí.

Nếu tình hình tiếp tục căng thẳng như hiện nay, các tác động – cả về đạo đức và kinh tế – đối với ngành công nghiệp siêu du thuyền và tất cả những người làm việc trong ngành sẽ trở nên rõ ràng và có thể gây chia rẽ nhiều hơn nữa.


 
Back to top