BUSINESS OF LUXURY

LUXUO Point: “Các Nhà sưu tập nghệ thuật châu Á chi hơn 1 tỷ đô la từ đầu năm”, theo Chrities’s

Jul 22, 2022 | By Ton Binh

Nhận thấy các nhà sưu tập châu Á & Thái Bình Dương chiếm khoảng 50% giá trị của các cuộc đấu giá hàng xa xỉ toàn cầu, nhà đấu giá Christie’s xác nhận sẽ chuyển vào tòa tháp sang trọng The Henderson do Zaha Hadid thiết kế vào năm 2024, nơi sẽ tổ chức triển lãm và bán hàng quanh năm.

The Henderson, Hong Kong by Zaha Hadid

The Henderson, Hong Kong by Zaha Hadid

Khi thị trường nghệ thuật tiếp tục xoay trục sang phương Đông, Christie’s hôm nay đã thông báo rằng họ sẽ mở một trụ sở mới rộng lớn, hiện đại nhất ở Hồng Kông vào năm 2024, nơi sẽ tổ chức các cuộc đấu giá quanh năm. Việc chuyển sang tòa tháp sang trọng The Henderson do Zaha Hadid thiết kế, nguyên do là chi tiêu của người châu Á đạt mức 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021, chiếm kỷ lục 39% tổng doanh thu. Mặc dù sự chuyển dịch sang châu Á đã có bằng chứng từ rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, nhưng việc mua đấu giá nghệ thuật ở khu vực này chắc chắn đã tăng nhanh trong năm qua, với lượng nhà sưu tập châu Á tăng gấp ba lần so với nửa đầu năm 2020.

Cuộc bán đấu giá nghệ thuật thời hậu chiến và đương đại của Christie ở London vào tháng 2 năm 2020

Cuộc bán đấu giá nghệ thuật thời hậu chiến và đương đại của Christie ở London vào tháng 2 năm 2020

Trụ sở mới của nhà đấu giá, với diện tích hơn 4645 mét vuông trên bốn tầng, bao gồm phòng bán cố định và các phòng trưng bày, có quy mô tương đương với trụ sở chính của Christie’s London trên phố King, St James’s.

Sự kiện bán hàng ở Hồng Kông hiện diễn ra vào tháng 5 và tháng 11, tại Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Hồng Kông, trong khi bán hàng giữa mùa được tổ chức tại Phòng James Christie ở Nhà Alexandra. Theo Francis Belin, chủ tịch Christie’s Châu Á Thái Bình Dương, động thái này sẽ cho phép “cải tổ lớn” lịch đấu giá của công ty. Ông nói: 

“Chúng tôi sẽ phát triển từ việc chủ yếu tổ chức hai mùa đấu giá chính mỗi năm sang chương trình quanh năm.”

Số tiền Christie’s đầu tư vào không gian mới là bí mật, nhưng Belin cho biết điều đó nhấn mạnh niềm tin của công ty đối với Hồng Kông “như một trung tâm nghệ thuật và văn hóa ưu việt ở châu Á” cũng như chứng minh cho “khả năng phục hồi mạnh mẽ” của thị trường nghệ thuật tại đây. Về sự kiểm soát chính trị ngày càng gia tăng của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, Belin nói rằng ông tin rằng Hồng Kông “sẽ tiếp tục nắm giữ vị trí độc đáo của mình là thành phố thế giới của châu Á”. Ông cho biết thêm: “Với tư cách là trung tâm của thị trường nghệ thuật châu Á, sự sống động và chiều sâu văn hóa của Hồng Kông phải mất nhiều thập kỷ để tạo thành. Chúng tôi tự tin về tính linh hoạt và cạnh tranh của mình trong tương lai.”

LUXUO Point: “Các Nhà sưu tập nghệ thuật châu Á chi hơn 1 tỷ đô la từ đầu năm”, theo Chrities’s

Cảng Victoria, Hồng Kông photo by Patrick

Cảng Victoria, Hồng Kông photo by Patrick

Cùng nhìn nhận về sức mua của châu Á

Khách hàng châu Á đang mua tập trung xung quanh cái gọi là “danh mục phương Tây” của trường phái Ấn tượng và nghệ thuật hiện đại, hậu chiến và đương đại, cũng như các mặt hàng xa xỉ như khác đồ trang sức, đồng hồ và túi xách.

Các nhà sưu tập châu Á chiếm 34% doanh thu của các tác phẩm nghệ thuật thế kỷ 20 và 21 trên toàn cầu, trong khi các nhà sưu tập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 50% giá trị của các cuộc đấu giá hàng xa xỉ toàn cầu.

The First 5000 Days của Beeple thuộc sở hữu của một nhà sưu tập châu Á

NFT bức Everydays: The First 5000 Days của Mike Winkelmann hay còn được biết tới với nghệ danh Beeple

Theo Belin, các nhà sưu tập châu Á còn tương đối trẻ, 47% khách hàng millennial của Christie’s sống ở châu Á. Mặc dù đóng góp 39% vào giá trị bán hàng toàn cầu của công ty trong nửa đầu năm 2021, nhưng họ chỉ chiếm 25% người mua trên toàn cầu, cho thấy rằng họ là những khách hàng có giá trị cao. NFT cũng tạo được dấu ấn trong nửa đầu năm 2021 vào tháng 3, NFT trị giá 69 triệu đô la của Beeple đã được trao cho nhà sưu tập Vignesh Sundaresan có trụ sở tại Singapore, người còn được biết tới là MetaKovan.

Những nhà sưu tập châu Á cũng yêu thích nghệ thuật địa phương, họ đã đóng góp 75% vào tổng giá trị của thể loại này trong năm qua. Đồng thời, người mua châu Á đóng góp 14% vào giá trị doanh số bán Old Master toàn cầu.

Linh Bùi (tổng hợp)


 
Back to top