Nghệ thuật / Đấu giá

Christie’s vượt mặt Sotheby’s với 139 triệu USD cho cuộc đấu giá tháng 2/2020

Feb 13, 2020 | By Trang Ps

Christie’s đã vượt mặt Sotheby’s về doanh số khi mở bán thành công một loạt tác phẩm nghệ thuật ấn tượng và hiện đại ở London tháng trước, với ước tính hơn 109 triệu USD.

Christie’s Impressionist & Modern sale in London, 2020. Photo courtesy of Christie’s.

Tiếng vang lớn ngập tràn các phòng bán hàng, đến cuối đêm, nhà đấu giá nổi tiếng đã bán hết tất cả với 8 lô có 4 tác phẩm trị giá trên 10 triệu USD, ghi dấu ấn mạnh mẽ của nhiều nghệ sĩ mới nổi. Nhìn chung, tổng doanh số đạt được rơi vào khoảng 139 triệu USD.

Tuy nhiên, so với tháng 2 năm ngoái, số lượng lô đã giảm 40%, ước tính thấp khoảng 60,5%. Do vậy, doanh số cuối cùng đã giảm so với 181,4 triệu USD của năm ngoái.

Tamara de Lempicka, Magritte và Giacometti là ngôi sao sáng trong cuộc đấu giá

Tamara de Lempicka, Portrait de Marjorie Ferry (1932). Sold for £16,280,000 at Christie's London on January 5, 2020. Image courtesy Christie's.

Portrait de Marjorie Ferry (1932), được bán với giá 16.280.000 bảng Anh tại Christie London vào năm 2020.

Vào năm ngoái, Christie’s mở bán bức tranh sơn dầu Monet trị giá khoảng 44 triệu USD nhưng không ai mua khiến hãng vô cùng thất vọng. Năm nay, tình trạng cũ không lặp lại đối với tác phẩm lớn tương tự. Kết quả, ánh đèn sân khấu đã thuộc về nữ họa sĩ người Ba Lan – Tamara de Lempicka (1898 – 1980). Bà được biết đến rộng rãi với hàng loạt bức tranh chân dung Art Deco quý tộc bóng bẩy và tác phẩm khỏa thân cách điệu cao. Tamara thường được mô tả như ánh sáng của chàng nghệ sĩ người Ý Caravaggio hay in đậm phong cách tubism đặc trưng của danh họa Fernand Léger và thấp thoáng đâu đó dấu son môi nhà mốt Chanel, từng được tìm kiếm nhiều trong Art Deco thay vì nghệ thuật hiện đại.

Theo sau mức đấu giá kỷ lục 13,3 triệu USD vào hồi tháng 11 năm ngoái cho bức tranh gợi cảm mang tên La Tunique Rose, tác phẩm của de Lempicka tiếp tục lên ngôi, thể hiện đặc điểm tích cực của thị trường nghệ thuật hiện nay. Một bức chân dung ấn tượng vẽ vào năm 1932 mang tên Mariorie Ferry đã được bán lại vào năm 1995 với giá 552.500 USD. 14 năm sau đó, con số đã tăng lên 4.9 triệu USD. Và riêng trong cuộc đấu giá này, nó đạt ngưỡng 10,4 – 15,7 triệu USD, được bảo lãnh bởi bên thứ 3.

Có hai người trả giá qua điện thoại, một từ Hoa Kỳ và một từ văn phòng London, đẩy tác phẩm lên mức kỷ lục mới: 21,2 triệu USD. Lợi nhuận không tồi: 16 triệu USD trong vòng 10 năm.

Alberto Giacometti, <em>Trois hommes qui marchent (Grand plateau)</em> (1950). Sold for £11,272,500 at Christie's London on January 5, 2020. Image courtesy Christie's.

Trois hommes qui marchent (Grand plateau) (1950). Được bán với giá 11.272.500 bảng Anh tại Christie London vào năm 2020

Cùng mức giá với bức tranh của de Lempicka là tác phẩm dài 0,61 mét của Giacometti gồm 3 nhân vật đứng cạnh nhau được bán lần cuối vào năm 2008 với mức giá khoảng 10,3 triệu USD (gấp đôi tác phẩm le Lempicka năm 2009). Nhưng trong cuộc đấu giá này, nó chỉ thu về số tiền khiêm tốn khoảng 14,6 triệu USD cho cố vấn nghệ thuật Hoa Kỳ, bà Nancy Whyte. Hẳn là sau đó, người ta sẽ bàn tán về vấn đề tại sao le Lempicka lại vượt trội so với Giacometti.

Cuộc đấu giá không thể không kể đến 6 tác phẩm của danh họa Picasso, từ điêu khắc đầu năm 1905 đến bức tranh từ năm 1972 (một năm trước khi ông qua đời). Có 4 người mua đảm bảo nhưng kết quả đều đạt dưới mức ước tính ban đầu.

Pablo Picasso, <em> Intérieur au pot de fleurs </ em> (1953). Cấm bán giá trị £ 7,243,250 tại Christie Luân Đôn ngày 5 tháng 1 năm 2020. Thay đổi cách tính của Christie.

Pablo Picasso, Intérieur au pot de fleurs (1953). Được bán với giá £ 7,243,250 tại Christie London vào năm 2020.

Dẫn đầu các lô là bức tranh Intérieur au pot de fleurs được vẽ vào năm 1953, nổi bật với hình ảnh chậu cây xanh trong bối cảnh giấy gián tường sặc sỡ, ước tính ở mức 7,7 – 11 triệu USD. Nó được bán lần cuối năm 1999 với giá 2,1 triệu USD và thu hút những người mua từ Israel và Hồng Kông trước khi bán cho một người mua tại văn phòng chủ tịch, dưới mức ước tính 9.4 triệu USD.

Bức tranh tĩnh vật tiếp theo với nhân vật chính là chú chó được vẽ vào năm 1968, đã qua phòng trưng bày Halcyon tại London với mức giá ước tính 4,38 triệu USD. Có vẻ, nhà sưu tầm châu Á mua nó cũng là người bảo lãnh, vì giá chốt lại chỉ khoảng 4,16 triệu USD (dưới mức ước tính).

Con chủ át bài nằm trong tay Christie’s là bức tranh trong thế chiến thứ nhất, mô tả cảnh đường phố nhộn nhịp vào năm 1918 của danh họa trường phái biểu hiện người Đức George Grosz, đạt giá ước tính 4,93 – 7,12 triệu USD. Lô này đặc biệt quý hiếm vì chỉ có 3 bức tranh được biến đến nằm trong tay nhà sưu tầm tư nhân từ giai đoạn 1917 – 1918 của Grosz, khi hoa sĩ trở về Berlin từ mặt trận.

George Grosz, Gefährliche Straße (1918). Được bán với giá £ 9.740.250 tại Christie London vào ngày 5 tháng 1 năm 2020. Hình ảnh lịch sự của Christie.

George Grosz, Gefährliche Straße (1918). Được bán với giá £ 9.740.250 tại Christie London vào  năm 2020.

Tác phẩm Gehfarliche Strasse hay Dangerous Street (Đường phố Nguy hiểm) mô tả cảnh những người sống sót trong tình trạng hỗn loạn giữa cảnh phố đêm tĩnh mịch. Bản thân Grosz xoáy vào mối đe dọa ẩn phía dưới bên phải khung vẽ. Đại lý Richard Feigen ở New York đã mua tác phẩm từ nghệ sĩ vào năm ông mất (1959). Sau đó, nó nằm cùng bộ sưu tập Thụy Sĩ trong 60 năm. Được bảo lãnh để tham gia cuộc đấu giá, bức tranh về tay một nhà sưu tầm tại Mỹ với mức kỷ lục 12,7 triệu USD. Một tỷ lệ phần trăm không được tiết lộ so với mức khởi điểm.

Lợi thế cuối cùng của hãng đấu giá Christie’s nằm ở những tác phẩm siêu thực, với 24 lô ước tính trị giá 28,5 – 42,7 triệu USD. Trong số này bao gồm 7 tác phẩm của Magrittes, chiếm gần 75% giá trị doanh số bức tranh siêu thực, tương đương 33,1 triệu USD.

René Magritte, A la rencontre du plaisir (1962). Được bán với giá £ 18,933,750 tại Christie London vào năm 2020.

Dẫn đầu phong trào này bao gồm bức tranh cảnh ánh trăng được vẽ vào năm 1962. Nó đã về tay chủ tịch toàn cầu Jussi Pylkannen của Christie’s, với mức giá ước tính 24,6 triệu USD (thuộc lô hàng đầu của đêm đấu giá). Lợi nhuận ở các bức tranh Magritte tiếp tục lên ngôi, với tác phẩm Le Baiser (1957) đạt mức 2,2 triệu USD vào năm 2015, và trong đêm này, nó đã có lãi với mức bán 3,18 triệu USD.

Lưu ý trong phần đấu giá tranh siêu thực phải kể đến bức tranh trong suốt của Picabia mang tên Ligustri, được bán cho nhà sưu tầm người Nga trên mức ước tính 3,83 triệu USD, cũng như tác phẩm trang trí muộn được phát hiện gần đây trong bộ sưu tập gia đình của nghệ sĩ, đã bán vượt mức ước tính với giá 960.720 USD cho Hauser & Wirth.

Đại lý Daniella Luxembourge ở London đã mua một bức tranh Max Ernst nổi bật với hình ảnh chim cú với mức ước tính 191.650 USD và bức tranh của Dali với mức giá 643.120 USD. Gia đình Nahmad chỉ thực hiện một lần trả giá xuyên suốt buổi tối, và không thành công trong việc tậu bức tranh ước tính 590.560 USD của Max Ernst. Trong khi đó, cố vấn nghệ thuật Hoa Kỳ Mary Hoeveler cuối cùng đã mua bức tranh người phụ nữ tóc đỏ lãng mạn của Magritte, trong phạm vi ước tính 1,31 triệu USD.

Louis Anquetin, Femme à sa toilette (1889). Được bán với giá £ 1.31.250 tại Christie London vào ngày 5 tháng 1 năm 2020. Hình ảnh lịch sự của Christie.

Louis Anquetin, Femme à sa toilette (1889). Được bán với giá £ 1.31.250 tại Christie London vào năm 2020.

Một bức chân dung phụ nữ tóc đỏ nổi bật khác của Louis Anquetin được bán cho nhà sưu tầm người Mỹ với mức ước tính gấp đôi 1,42 triệu USD. Olivier Camus, người đứng đầu mảng phong cách siêu thực của Christie’s, nhận xét rằng thành công trong việc bán tác phẩm siêu thực đến từ sự hấp dẫn của thể loại này đối với thệ hệ trẻ.

Một bức tranh Matisse khá buồn tẻ về người phụ nữ trong nội thất đã xuất hiện ở cuộc đấu giá 3 lần từ năm 1990 đến năm 2005, lần cuối cùng với ước tính 1,1 – 1,64 triệu USD. Nó đã thất bại trong mỗi đợt đấu giá. Vào năm 2006, nó đã tìm được chủ nhân với mức giá 525.670 USD cho đến khi không bán được nữa. Tối nay, nó cũng lên sàn đấu giá với mức ước tính 657.090 USD. Nhưng thị trường vẫn không thay đổi quan điểm, và cuối cùng nó đã về tay chủ nhân khác với mức 603.700 USD.

Nhìn vào thời kỳ hoàng kim của thị trường Ấn tượng, hai bức tranh của Pissarro kể cùng một câu chuyện. Giữa năm 1975 đến năm 1990, một bức phong cảnh Eragny năm 1901 đã tăng giá từ 82.000 USD đến 1,3 triệu USD. Sau đó, cuộc suy thoái kinh tế thập niên 90 ập đến khiến người Nhật rút khỏi thị trường nghệ thuật. Đến năm 1999, bức tranh vẫn bị thua lỗ với mức giá 483.510 USD. Hai mươi năm sau, nó đạt mức ước tính 1,31 triệu USD nhưng vẫn chưa về tay chủ nhân khác vào cuộc đấu giá này.

Một bức tranh Pissarro khác đã tăng từ  26.280 USD năm 1968 lên 505.960 USD vào năm 1986. Đến năm 2007, tốc độ đã chậm lại với mức 573.856 USD. Trong cuộc đấu giá này, sau gần 13 năm, nó được bán dưới mức ước tính khoảng 669.410 USD.

 Artnet


 
Back to top