BUSINESS OF LUXURY

LUXUO Point: 5 lý do khiến món hàng xa xỉ luôn không ngừng thu hút

Sep 15, 2021 | By Nguyen Huu Hon

Bạn sẽ rất ngạc nhiên, khi chúng ta luôn theo dõi tin tức về Hermès Birkin, Patek Philippe, Chanel No.5 chỉ vì năm trong số các lý do bên dưới. 

Từ trái sang: Túi Hermès Birkin của Lý Nhã Kỳ, Lệ Quyên và Ngọc Trinh

Lỗ hổng kiến thức 

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc, nghiên cứu của McKinsey cho thấy chỉ có khoảng 13% số lượng người tiêu dùng sinh sau những năm 1980 là có sự quen thuộc và được tiếp cận với thế giới xa xỉ. Do vậy, việc tồn tại một khoảng cách về nhận thức thật sự thế nào là xa xỉ là điều dễ hiểu. Đối với những khách hàng này, logo thương hiệu chính là cơ sở đầu tiên nhưng vô cùng vững chắc cho quyết định mua hàng của họ. Và đặc biệt, theo McKinsey, có đến 68% những người sinh sau năm 1990 cho rằng thương hiệu là lý do hàng đầu cho lần mua sắm xa xỉ gần đây nhất của họ.

Truyền thông xã hội 

Nếu như trước đây, bling thường gắn với những hàng hóa xa xỉ có thể nhìn, sờ, chạm về mặt vật lý, như những chiếc túi xách, ô tô hoặc đồng hồ hàng hiệu, thì giờ đây, mạng xã hội đã nâng tầm cuộc chơi xa xỉ lên một mức độ khác, mở rộng thế giới này trên nhiều phương diện.

Trải nghiệm xa xỉ giờ đây có thể được chia sẻ công khai với rất nhiều người. Chẳng hạn, một chuyến nghỉ mát ở khách sạn cao cấp của Bvlgari bên cạnh một câu lạc bộ du thuyền hạng giờ đây đã có thể được truyền tải đến không giới hạn người xem nhờ mạng xã hội, mang đến những trải nghiệm vô hình nhưng nhanh chóng thể hiện lối sống sang trọng mang đậm màu sắc thương hiệu.

Giày biểu tượng Gucci Loafer

Liên kết với Kols 

Xu hướng bắt đầu ở Tây phương, khi các thương hiệu xa xỉ hình thành thói quen kết hợp với các nghệ sĩ hip-hop nổi tiếng để ra mắt những sản phẩm với hình ảnh hoành tráng. Xu hướng này nhanh chóng kéo đến châu Á, với sự nổi lên của các “lưu lượng” ở Trung Quốc hay “hallyu” ở Hàn Quốc. Sự trỗi dậy của các ngôi sao văn hóa khiến cho trào lưu “bắt tay với người nổi tiếng” ở các xứ sở này càng thêm mạnh mẽ. Nhờ vậy, chỗ đứng của các thương hiệu càng được thêm củng cố trong lòng người hâm mộ – người tiêu dùng.

Mã hóa định vị

Dành cho những thương hiệu không áp dụng những hình thức truyền thông thông thường, mà chọn cách “lui về ở ẩn” và dùng chiến lược “càng quý càng hiếm” làm trọng tâm. Chẳng hạn, Bottega Veneta kiên định với lối phát triển không cần logo, không cần hoạt động mạng xã hội, không cần “bling”. Thế nhưng, sự đẳng cấp của thương hiệu khi chỉ được chia sẻ trong những hội kín cho phép thương hiệu một bước trở thành hàng siêu phẩm và sở hữu sức hấp dẫn đặc biệt.

Sức hút sản phẩm giới hạn 

Các sản phẩm có phiên bản giới hạn có một sức hút khó cưỡng đối với người tiêu dùng, người hâm mộ, và nhà đầu tư. Hermès không được coi là một thương hiệu bling – hào nhoáng, nhưng những chiếc túi xách biểu tượng của nó, như Birkin và Kelly vẫn luôn đứng đầu danh mục bán chạy nhất cũng như dẫn đầu bảng xếp hạng trên thị trường mua lại. Tương tự, đối với gen Z là sự hấp dẫn đến từ những đôi giày thể thao, collab hoặc không collab, độc quyền và với số lượng giới hạn. Chẳng hạn đôi giày Air Jordan 1 Dior có giá bán ban đầu 2.200 USD đã nhanh chóng đạt đến con số 10.000 USD sau khi bán lại trên StockX.


 
Back to top