Phong cách / Làm đẹp

Phá đường dây cựu nhân viên Hermès làm giả túi xách Birkin, trong đó có một người Việt

Jun 30, 2020 | By Nguyen Huu Hon

Đầu tuần này, một số cá nhân đã xuất hiện tại phiên tòa xét xử vụ mua bán và làm giả túi xách Hermès cao cấp có “liên hệ” trực tiếp với thương hiệu lừng danh nước Pháp vốn nổi tiếng với các dòng túi Birkin và Kelly có tag hơn 10.000 USD.

PARIS, FRANCE – MARCH 09: Guests with Hermes bags on day 7 of Paris Collections: Women on March 09, 2015 in Paris, France. (Photo by Kirstin Sinclair/Getty Images)

Nhóm bị cáo đứng trước ban chánh án tại Paris và tường thuật chi tiết toàn bộ quá trình của hơn chục cá nhân của một tổ chức nhỏ bé nhưng hùng mạnh sau 8 năm lẩn tránh pháp luật. Những chiếc túi xách thuộc dòng cao cấp được tạo ra giống phiên bản của thương hiệu đến không ngờ với các chất liệu cao cấp và dụng cụ của chính hãng.

Trong số 10 bị cáo bị xét xử trong vụ án làm túi Hermès giả có 7 cá nhân là nhân viên của Hermès, họ không chỉ bị lôi vào các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ mà còn bị buộc các tội danh hình sự (abus de confiance) do có những hành động trái luật Pháp như chiếm dụng/ sử dụng sai mục đích tài sản công ty.

Sự kiện đã đánh mạnh vào ngành kinh doanh bán lẻ và gây hoang mang tột độ cho các khách hàng, vì các chiếc túi xách giả này vô cùng khó để phân biệt với hàng chính hãng.

Sự kiện đã đánh mạnh vào ngành kinh doanh bán lẻ và gây hoang mang tột độ cho các khách hàng, vì các chiếc túi xách giả này vô cùng khó để phân biệt với hàng chính hãng. Nó cũng mở ra góc nhìn khác vào hoạt động của những tổ chức bí mật, những bị cáo có người “từng là thợ da, thợ cắt hay thợ lắp ráp tại Hermès” đã ăn cắp rất nhiều chiếc hộp đựng màu cam biểu tượng của nhà mốt, nguyên liệu thô và các công cụ chế tác từ các nhà máy xa xỉ của hãng stalwart có tuổi đời 183 năm để sản xuất và bán hàng giả chất lượng cao của riêng họ, có mức giá lên tới 23.500 Euro (tương đương 26.351 USD).

Các công tố viên tại tòa án đã tuyên bố rằng có 3 cá nhân là người đứng đầu đường dây này, 2 trong số đó là cựu nhân viên của Hermès, người còn lại có nhiệm vụ thu mua và nhập lậu da cá sấu cao cấp từ vùng Lombardy, Bắc nước Ý để sản xuất túi giả, theo French 24 đưa tin vào Thứ tư tuần trước. 5 người khác, cũng từng được Hermès nhận làm việc, đã xuất hiện trước phiên tòa: một người cung cấp các phần cứng như móc khóa, dây xách,… để trang trí túi xách và 4 người đảm nhận các khâu gia công da, lắp ráp túi cùng với việc khâu các đường may chéo (saddle stitch) đặc trưng của Hermès.

Phi vụ này đã được Hermès “đánh hơi” từ năm 2011 khi thương hiệu bắt đầu cảm nhận được một vài hành vi đáng ngờ dưới mái nhà của mình thông qua hệ thống camera giám sát. Công ty đã gửi những gì thu thập được đến cơ quan thực thi pháp luật của Pháp và nộp đơn khiếu nại, thúc đẩy quá trình điều tra kéo dài 1 năm với cơ quan có thẩm quyền.

Mùa Xuân năm 2012, sau nhiều tháng theo dõi, tham gia giám sát và truy tìm tài liệu của Hermès đến các xưởng sản xuất bí mật các phân xưởng chính của Hermès không xa, chính quyền Pháp đã phá tan một đường dây làm túi giả vô cùng tinh vi đang hoạt động ngay giữ lòng Paris. Rất khác so với những chiếc túi giả đang được bày bán tràn lan trên Amazon hay chợ đen với cái giá rất rẻ bằng da nhựa hôi mùi poli, đường khâu không chuẩn xác với tem Hermès nhái được làm ở các nhà máy Trung Quốc hay địa điểm xa xôi nào đó, những chiếc túi xách của đường dây này thật sự rất tinh xảo.

Nhưng nghiêm trọng hơn cả, mà bản thân Hermès cũng nhận thức rõ, chính là một số nhân viên của họ đã tham gia và có mối liên hệ mật thiết với doanh nghiệp tội phạm vừa chớm nở này, họ không chỉ ăn cắp nguyên liệu mà còn giám sát việc sản xuất túi giả chất lượng cao, tạo ra doanh thu hàng chục triệu USD và lợi nhuận lên tới 2 triệu Euro (2,24 triệu USD).

Nói về vụ phá án năm 2012, chứng kiến vụ bắt giữ hai nhân viên của Hermès, thương hiệu đã tiến hành hàng loạt cuộc thăm dò nội bộ để truy tìm những những thành viên khác. Đại diện của thương hiệu nói rằng công ty rất hài lòng với sự hợp tác hiệu quả và nhanh chóng được thành lập với chính phủ quốc gia trong vụ án này và nhắc lại cam kết không ngừng của thương hiệu để chống hàng giả. Phiên tòa đặt dấu chấm hết cho các phi lừa đảo có quy mô lớn như thế này. Tổng cộng 9 trên 10 bị cáo sẽ lãnh mức án lên đến 7 năm tù và số tiền phạt lên đến 750.000 Euro. Riêng đối tượng cầm đầu hiện đang ẩn náu và không tham dự phiên tòa. Người này được nghi là một cư dân Việt Nam có tên Pierre B hay “Le Viet”. Hiện phiên tòa vẫn đang diễn ra và có phán quyết cuối cùng vào ngày 24 tháng Chín năm nay.

Thực hiện: Hiếu Lê I Tham khảo The Fashion Law


 
Back to top