Nghệ thuật / Đấu giá

Tiểu sử họa sĩ Trần Tấn Lộc

Mar 01, 2022 | By Art Republik

Họa sĩ Trấn Tấn Lộc, người mà bấy lâu nay có tác phẩm bị các nhà đấu giá cho là của họa sĩ Trần Bình Lộc. Bài viết soạn bởi nhà nghiên cứu Kevin Vương, người đầu tiên đặt nghi vấn về bức tranh in trên bìa catalogue (phiên đấu ngày 14.03.2022) của nhà Aguttes.

Chân dung họa sĩ Trần Tấn Lộc. Nguồn: gia đình họa sĩ cung cấp. Ảnh phải:  Bức tranh “Thiếu nữ chải đầu” (1932) của Trần Tấn Lộc đang được nhà Aguttes cho là của Trần Bình Lộc và chọn làm bìa catalogue tháng 3.2022.

Tiếp theo bài viết “Đánh tráo Trần Tấn Lộc: Mười năm một lỗi hệ thống” của giám tuyển Ace Lê, đưa ra ánh sáng về vấn đề trong suốt một thập kỷ qua, hàng loạt tranh được các nhà đấu giá cho là của Trần Bình Lộc thực chất là của họa sĩ Trần Tấn Lộc, Art Republik Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết song ngữ Việt – Anh,  tiểu sử họa sĩ Trần Tấn Lộc của nhà nghiên cứu Kevin Vương.

Kevin Vương là người đầu tiên đã đưa ra nghi vấn về bức tranh được chọn làm bìa cuốn catalogue của nhà Aguttes phiên đấu sắp tới ngày 14.03.2022 với tên gọi “Thiếu nữ chải đầu” (1932) của danh họa Trần Bình Lộc. Sau khi nghiên cứu, anh đã phát hiện ra một tiểu sử không kém thú vị của họa sĩ Trấn Tấn Lộc, người mà bấy lâu nay đã bị các nhà đấu giá bán và ghi tác phẩm của ông dưới tên của họa sĩ Trần Bình Lộc.

Chân dung họa sĩ Trần Tấn Lộc. Nguồn: gia đình họa sĩ cung cấp.

Họa sĩ Trần Tấn Lộc (1906 – 1968) quê ở Làng Lủ (Thôn Kim Văn, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sinh thời ông là một họa sĩ có tiếng ở đất Hà thành. Sau 4 năm được đào tạo chính quy, ông tốt nghiệp khoa Trang Trí, Trường Bách nghệ (École Nationale de l’Artisanat) ở Hà Nội. Thời bấy giờ chưa có Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Năm 1930, khi mới 24 tuổi, ông cùng em trai là Trần Tấn Hợi, lúc đó 19 tuổi, tham gia cuộc thi vẽ Quảng cáo (Concours d’affiches) tại Sài Gòn do Chánh cục hãng rượu bia và nước đá Đông Dương (Brasseries et Glacières de l’Indochine) tổ chức. Kết quả mỹ mãn khi ông giành được giải nhì với phần thưởng 150 đồng còn em trai được giải ba với 50 đồng.

Năm anh em họa sĩ Trần Tấn Lộc. Từ trái sang: Trần Tấn Dần (Ông Năm), Trần Tấn Hợi (Ông Tư), Trần Tấn Thọ (Ông Cả), Trần Tấn Lộc (Ông Hai) và Trần Tấn Dậu (Ông Ba). Ảnh gia đình cung cấp.

Trần Tấn Lộc được báo chí khen ngợi hết lời, mong muốn ông và các đồng nghiệp sẽ phát triển hết mức môn mỹ thuật tân thời này. Thời điểm đó, ông đang làm việc tại họa quán Văn Thái (Au Régal des Yeux) ở số 6 Đại lộ Gia Long, tức phố Bà Triệu ngày nay. Tại cuộc Bầu cử dân biểu Bắc Kỳ ngày 29 tháng 04 năm 1934, ông đã tự tham gia ứng cử và thiết kế mẫu phiếu cho riêng mình, với danh xưng “Trần Tấn Lộc, phó vẽ quảng cáo”.

Tờ 1 Piastre, giấy bạc Đông Dương do họa sĩ Trần Tấn Lộc vẽ. Nguồn: Sách 100 năm tiền giấy Việt Nam.

Tờ 20 Piastre, Giấy bạc Đông Dương do họa sĩ Trần Tấn Lộc vẽ. Nguồn: Sách 100 năm tiền giấy Việt Nam.

Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, ông mở Công ty quảng cáo mỹ thuật Tấn Lộc tại số nhà 29 – 31 Phố Hàng Dầu, chuyên vẽ quảng cáo vang lừng khắp cõi Đông Dương. Các nhãn hàng hóa từ rượu, bánh kẹo, vải vóc tơ lụa đến bó đũa, nồi niêu xoong chảo, thậm chí cả túi trái măng cụt gửi từ Nam Bộ ra đều do ông vẽ, với chiếc logo dễ nhận diện. Đó là một hình tam giác cân màu trắng, trên cạnh đáy là 2 chữ TAN LOC nằm rất xinh xắn, ông cũng có một con dấu riêng y như vậy, sau này có thêm hình con hươu bên trên. Ngoài ra, ông còn vẽ minh họa cho các tờ báo lớn của Hà Nội thời bấy giờ như Hà Thành Ngọ Báo, Phong Hóa,…Thập niên 40, họa sĩ Trần Tấn Lộc được Ngân hàng Hải ngoại của Pháp mời vẽ các đồng bạc Đông Dương, tiêu biểu là đồng 1 và 20 Piastre (một đồng vàng và hai mươi đồng vàng). Ông cũng từng tham gia vẽ Quốc huy Việt Nam.

Hình minh họa bìa sau tạp chí Phong Hóa số Tết năm 1934, do họa sĩ Trần Tấn Lộc vẽ. Nguồn: Blog Cầu Minh Ngọc.

Bên cạnh đó, họa sĩ Trần Tấn Lộc còn làm việc cho Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương – Indochine Films et Cinéma (IFEC) và từng đóng phim “Huyền thoại Bà Đế” năm 1927, phim “Người Cha kén rể”. Hòa bình lập lại năm 1954, ông là cánh chim đầu đàn của ngành vẽ Quảng cáo tại Công ty Mỹ thuật Hà Nội ở phố Tràng Tiền. Từ năm 1954 đến năm 1960, ông cùng em trai Trần Tấn Dậu tham gia Hợp tác xã Mỹ thuật Thủ Đô thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội cùng các họa sĩ Lê Năng Hiển, Zuy Nhất, Phạm Mậu, Thái Quang Trai, Trần Mai, Nguyễn Đình Huống. Ông làm việc tại công ty Mỹ thuật Hà Nội cho đến lúc mất năm 1968, thọ 62 tuổi.

Bài: Kevin Vương

===

A biography of artist Tran Tan Loc

Following the article “The Misidentification of Trần Tấn Lộc: A decade-long systematic Error¨ by curator Ace Le, which sheds light on the issue over the past decade, a series of paintings have been attributed to Trần Bình Lộc by auction houses, were actually by artist Trần Tấn Lộc. Art Republik Vietnam would like to introduce a Vietnamese – English bilingual article, a biography of artist Tran Tan Loc by researcher Kevin Vuong.

Left photo: Portrait of artist Tran Tan Loc. Source: Provided by the artist’s family. Right photo: Tran Tan Loc’s painting “A maid combing hair” (1932) is believed by the Aguttes to be Tran Binh Loc’s and chosen as the cover of the March 22nd catalog.

Kevin Vuong was the first to raise questions about the painting chosen as the cover of the Aguttes catalog at the upcoming sale on March 14, 2022 with the name “A maid combing hair” (1932) by the famous artist Trần Bình Lộc. After doing some research, he discovered an equally interesting biography of a painter named Trần Tấn Lộc, whose paintings and drawings had long been sold by auction houses and listed his work under painter Tran Binh Loc’s name.

Portrait of artist Tran Tan Loc. Source: provided by the artist’s family.

Tran Tan Loc (1906 – 1968) was born in Lủ Village, Thanh Tri District, Hanoi. During his lifetime, he was a famous decorative painter in Hanoi. After 4 years of formal training, he graduated with a degree in Decoration from École Nationale de l’Artisanat in Ha Noi, knowing that at that time, the Indochina Fine Arts University was not founded. In 1930, at the age of 24, he and his younger brother, Tran Tan Hoi, 19 years old at the time, participated in the Posters competition (Concours d’affiches) in Saigon, organized by the Director of the Indochina Beer and Ice Company (Brasseries et Glacières de l’Indochine). The result turned out wonderous when he won the runner-up prize with a reward of 150 dong and his brother got the third prize with 50 dong.

Five brothers of Tran Tan Loc. From left to right: Tran Tan Dan (Fifth brother), Tran Tan Hoi (Fourth brother), Tran Tan Tho (Oldest brother), Tran Tan Loc (Second brother), and Tran Tan Dau (Third brother). Source: Provided by the artist’s family.

Tran Tan Loc was praised by the press and wished that he and his colleagues would develop this modern art to the fullest extent. At that time, he was working at the Van Thai painting gallery (Au Régal des Yeux) at number 6 Boulevard Gia Long, today’s Ba Trieu street. At the election of the Tonkin congressman on April 29, 1934, he ran for himself and designed his own ballot, with the title “Tran Tan Loc, Advertising painter”.

1 Piastre banknote, Indochina banknote drawn by artist Tran Tan Loc. Source: Book of 100 years of Vietnamese banknotes

20 Piastre banknote, Indochina banknote drawn by artist Tran Tan Loc. Source: Book of 100 years of Vietnamese banknotes.

During his life of artistic activities, he opened Tan Loc Fine Art Advertising Company at number 29-31 Hang Dau Street, specializing in painting advertisements that resonated throughout Indochina. Trademarks ranging from wine, confectionery, silk fabrics to bundles of chopsticks, pots and pans, even bags of mangosteen sent from the South are all drawn by him, with an easily identifiable logo. It is a white isosceles triangle, on the bottom edge are two very beautiful words TAN LOC, he also has his own seal like that, later with a deer image on it. In addition, he also illustrated for major Hanoi newspapers at that time such as Ha Thanh Ngo Bao, Phong Hoa,… In the 40s, Tran Tan Loc was invited by the French Overseas Bank to design Indochina bank notes, famously the 1 and 20 Piastre notes. He also participated in drawing the National Emblem of Vietnam.

Illustration of the back cover of the New Year’s issue of Phong Hoa magazine in 1934, drawn by artist Tran Tan Loc. Blog Cầu Minh Ngọc.

Besides, Tran Tan Loc also worked for Indochine Films et Cinéma (IFEC) and starred in the movie “The Legend of Ba De” in 1927 and “The picky father”. Peace was restored in 1954, he was the leading bird of the advertising industry at Hanoi Fine Arts Company in Trang Tien Street. From 1954 to 1960, he and his younger brother Tran Tan Dau joined the Capital Fine Arts Cooperative under the Hanoi Department of Culture and Information with painters Le Nang Hien, Zuy Nhat, Pham Mau, Thai Quang Trai, Tran Mai and Nguyen Dinh Huong. He worked at Hanoi Fine Arts Company until his death in 1968, aged 62.

Kevin Vuong


 
Back to top