Bất động sản

Chuyền đề “Bất động sản xa xỉ cận thủy” (Kỳ 3): Những hồi sinh để tạo nên kiệt tác

Jun 07, 2022 | By Ton Binh

Các dự án BĐS gần các vùng nước trên khắp thế giới giúp hồi sinh các thành phố bằng cách hợp nhất các thiết kế kiến trúc đương đại với thiên nhiên, đồng thời tạo ra các kết nối liền mạch hơn giữa đất và nước.

Một dự án bất động sản cận thủy thành công sẽ có thể mang lại những hoạt động kinh tế và cải thiện chất lượng sinh kế của một thành phố. Trong đó, bao hàm cả sự cân bằng dân cư bằng việc thu hút nhiều người đến một khu vực, kết hợp không gian công cộng, khu thương mại và nhà ở, các hoạt động bán lẻ và văn hóa có thể đảm bảo sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế.

Những dự án bất động sản cận thủy hướng tới các mục tiêu cộng đồng dài hạn chứ không phải hiệu quả tài chính ngắn hạn. Thành công đến từ những bước phát triển theo cách tiếp cận toàn diện, từ khi xây dựng kế hoạch tổng thể cho đến lúc thực hiện dự án. Ngày càng có nhiều thành phố định hướng các vị trí ven sông/biển của họ là điểm thu hút dân cư. Trong đó, một số dự án BĐS cũng biến các địa điểm cận thủy thành những nơi sôi động, nhưng vẫn tôn trọng cảnh quan địa phương thông qua sự kết hợp cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Hãy cùng điểm qua một số dự án đầy tham vọng muốn cải tạo các khu vực cận thủy thành các địa điểm sôi động và đáng sống trong tương lai.

Ba Son Sài Gòn – Grand Marina Masterise Homes

Như chia sẻ từ Jason Turnbull, Managing Director của Masterise Homes cho biết: “Những khu nhà ở mang thương hiệu Marriott đầu tiên tại Việt Nam này sẽ tọa lạc tại cột mốc di sản Bason.” Grand Marina chính xác là dự án hồi sinh từ vùng đất di sản Ba son.

Khu dân cư mang thương hiệu Marriott lớn nhất trên toàn thế giới chắc chắn sẽ là niềm tự hào lớn không riêng gì với đơn vị phát triển mà cả những chủ nhân danh giá. Làn sóng Bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) hứa hẹn mang tới những “kỉ lục” mới trong việc thiết lập các mức giá trần mới tại thị trường bất động sản thành phố.

Không chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm cũng đã được chào bán tại các quốc gia lân cận và với cả tham vọng vươn mình ra biển lớn trong việc “xuất khẩu” bất động sản Việt Nam đến thị trường thế giới. Với giá khởi điểm khoảng 1 triệu USD (tương đương với 18.000 USD/m2), nhiều nhà đầu tư Hong Kong đã mạnh dạn mua căn hộ Grand Marina Saigon tại hội thảo giới thiệu dự án độc quyền do Asia Bankers Club tổ chức ngày 27 -28/3 vừa qua tại khách sạn JW Marriott Hong Kong.

Được biết, mức giá này là cao hơn đáng kể so với mặt bằng căn hộ hạng sang tại Sài Gòn, với mức giá trung bình khoảng gần 7.000 USD/m2, nhưng tương đương với giá bán hiện tại của các dự án trong khu vực Đông Nam Á như The Residences at Mandarin Oriental ở Bangkok hay The Residences at the St. Regis Singapore. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường bất động sản hạng sang tại Hong Kong, khoảng 46.800 USD/m2.

Khu công viên văn hóa vịnh Thâm Quyến – Mad Architects

Với khu phức hợp văn hóa và công viên mới dọc bờ sông Thâm Quyến, ông Mã Nham Tùng – kiến trúc sư của MAD Architects đã hình dung ra một cảnh quan đô thị nghệ thuật tao nhã kết hợp giữa sự “cổ kính” với “tương lai”. Ông nói: “Tôi muốn tạo ra một bầu không khí siêu thực, để những người đến thăm, thư giãn hoặc tập thể dục ở đây có thể hòa mình vào một cuộc đối thoại giữa quá khứ và tương lai. Thời gian và không gian tan vào nhau, một cảm giác bay bổng không trọng lượng và trí tưởng tượng không bị giới hạn”.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2023, công trình bao gồm Tòa nhà Thiết kế Sáng tạo, Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Thâm Quyến, và một không gian xanh công cộng rộng lớn trải dài bên cạnh bờ sông. Khu vực công viên đóng vai trò là phần mở rộng của con đường chính của thành phố về phía mặt nước, có lối đi dành cho người đi bộ và đường đi xe đạp len lỏi giữa các tòa nhà và xuyên qua không gian bãi cỏ trải dài, mang đến cho người dân một không gian giải trí rộng lớn.

Dự án quy hoạch toàn diện Sochi Waterfront – UNStudio

Công ty kiến trúc UNStudio đã chiến thắng trong cuộc thi kiến trúc phát triển dự án Sochi Waterfront trên bờ Biển Đen của Nga. Ý tưởng biến Sochi Coast thành SoCo: được thiết kế dành riêng cho người dân địa phương và điểm tham quan cho du khách.

Dự án đảm bảo hoạt động sinh hoạt của cư dân xuyên suốt trong 24 giờ và sự chuyển tiếp mùa đông sang hè rất linh hoạt và hấp dẫn. Nó hướng đến việc đưa thương hiệu Sochi trở thành một điểm đến sôi động và toàn diện, tập trung vào khách sạn, kinh doanh và văn hóa đồng thời hưởng lợi từ di sản văn hóa của thành phố. Mục tiêu dài hạn của quy hoạch là biến Sochi trở thành địa điểm quốc tế về văn hóa, công nghệ, y tế, đổi mới, làm phong phú thêm cuộc sống của cộng đồng địa phương và du khách.

Cảng Trung Sơn OCT- LWK + PARTNERS

LWK + PARTNERS đã lập một quy hoạch tổng thể cho Cảng Trung Sơn OCT ở Trung Sơn, Trung Quốc. Đây là một phần của dự án du lịch văn hóa quy mô lớn ở khu vực Thạch Kỳ. Quy hoạch dựa trên khái niệm “Một trung tâm, hai trái tim, ba vành đai, sáu khu vực”, đáp ứng các nhu cầu giải trí đô thị, nhu cầu kinh doanh, sinh thái ven sông, sống khỏe và các mục tiêu phát triển bền vững.

Giống như quy hoạch tổng thể, thiết kế kiến trúc tôn trọng cảnh quan vùng nước của địa phương thông qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, nhằm mục đích tái tạo phiên bản Bến Thượng Hải quyến rũ của Trung Sơn. Năm không gian đô thị tương tác được tạo ra trong sự giao thoa của các yếu tố tự nhiên, văn hóa, thương mại và xã hội, mang đến trải nghiệm đa giác quan về nước và không khí. Chúng sẽ thu hút du khách và khuyến khích họ khám phá không gian, mở ra một loạt các tương tác. Những trải nghiệm đa dạng này cũng có chức năng kích thích dòng người lưu thông trong các khu vực.

BiodiverCity – BIG

BIG, Hijjas và Ramboll là người chiến thắng trong cuộc thi quốc tế của chính quyền Penang, Malaysia để thiết kế quy hoạch tổng thể cho Quần đảo Nam Penang, với khoảng 4,6 km bãi biển công cộng, 600 mẫu công viên và 25km bờ sông. Đề xuất quy hoạch tổng thể – BiodiverCity – là tầm nhìn Penang2030 với trọng tâm kích thích sự phát triển đồng đều về mặt kinh tế và xã hội cũng như tính bền vững về môi trường cho các thế hệ tương lai.

Mục tiêu của BiodiverCity là tạo ra một điểm đến bền vững, toàn cầu mới, nơi con người và thiên nhiên cùng tồn tại ở một trong những vùng đa dạng sinh học nhất hành tinh tại bờ nam của đảo Penang.

Daniel Sundlin, Đối tác của BIG, cho biết: “Trong những năm gần đây, Penang đã chứng kiến các khu vực ven biển và môi trường sống tự nhiên bị phá vỡ bởi sự phát triển đô thị. Penang sở hữu sự đa dạng sinh học trải dài trên nhiều địa hình và môi trường được bảo vệ. Để cung cấp giải pháp cho vấn đề này, BiodiverCity được hình thành như một ‘bức tranh ghép đô thị’ của ba hòn đảo và với một bộ hướng dẫn thiết kế đô thị kết hợp đồng thời các biện pháp như: mạng lưới giao thông, xây dựng bền vững và khai thác tài nguyên”.

River Ring – BIG

Một dự án khác của BIG ở Brooklyn, New York, Hoa Kỳ nhằm tạo ra một bờ sông sống động, khôi phục môi trường tự nhiên và nâng cao tiêu chuẩn về khả năng phục hồi của các khu đô thị ven sông. Tầm nhìn Quy hoạch tổng thể của BIG, hợp tác với Two Trees Management và James Corner Field Operations, nâng cao khả năng kết nối của bờ sông công cộng và tạo thành sự xuyên suốt kéo dài từ Công viên Bushwick Inlet đến Công viên Domino, giải quyết mắc xích lớn còn thiếu trong tuyến đường công cộng từ Williamsburg đến Greenpoint. Quy hoạch tổng thể mở rộng kết nối đô thị từ thành phố về phía mặt nước, khuyến khích người dân khám phá công viên sinh thái.

Sundlin cho biết: “Đường bờ sông được mở rộng tạo ra không gian công viên mới rộng 24.000m2 (trong đó có 12.000m2 dưới nước), với lớp học thủy triều ngoài trời, hồ thủy triều, khu dã ngoại và khu rừng mắc võng và đi dạo trong thiên nhiên”. Ngoài ra, việc phục hồi môi trường sống giải quyết sự thiếu hụt đa dạng sinh học trên Sông Đông và ủng hộ các sáng kiến trong khu vực nhằm khuyến khích sự trở lại của động vật hoang dã tại đây.


 
Back to top